Mô hình trồng vải từ vốn vay của NHCSXH giúp hộ vay bớt khó khăn
Trong những năm qua, từ nguồn vốn tín dụng chính sách được vay của Ngân hàng Chính sách xã hội, rất nhiều hộ tại các khu vực miền núi, nông thôn được vay vốn đã thực hiện nhiều mô hình kinh tế như chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh nhỏ lẻ…đã tạo được nhiều việc làm, phát triển kinh tế gia đình hướng đến một cuộc sống bền vững, tốt đẹp hơn.
Điển hình là gia đình chị Đặng Thị Liên, sinh năm 1987 ở thôn 3 xã Cư Ê Wi, huyện Cu Kuin, Đăk Lăk. Được biết gia đình chị đã có ý tưởng mô hình trồng vải nhưng không biết xoay sở vốn như thế nào. Từ thông tin của nhiều người đã được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách của NHCSXH, chị đã đến gặp trưởng thôn và tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn (tổ TK&VV) của thôn để xin được tham gia làm thành viên tổ TK&VV và được bình xét công khai thuộc đối tượng được vay vốn để phát triển mô hình chăn nuôi dê.
Ngày 16/01/2022 chị Đặng Thị Liên được vay 90 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ thoát nghèo của Chính phủ để mua cây giống và trả tiền công đào hố với diện tích 1 hec ta, với sự cần cù, chịu khó chăm sóc và nuôi dưỡng, Năm 2023 gia đình chị đã thu hoạch được 8 tấn vải, cộng thêm thu nhập từ bán phụ phẩm khác, kinh tế gia đình đỡ khó khăn hơn do thu nhập dần ổn định. Hàng tháng, nhờ có thu nhận chị Liên trả lãi đều đặn cho Ngân hàng và dự kiến sẽ trả nợ gốc như đã thỏa thuận.
Với dự tính của chị Liên, trong thời gian vay vốn, chị sẽ cố gắng phát triển vườn vải rộng hơn nữa và có nhiều sản phẩm đưa ra thị trường tiêu thụ, chị cũng sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho hộ trồng trọt khác như chị để cùng nhau vươn lên phát triển kinh tế gia đình càng ngày được tốt hơn hướng đến có cuộc sống ổn định, ấm no, hạnh phúc. Chị Liên tâm sự: “ Nhờ được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH và sự qua tâm của chính quyền địa phương mà kinh tế gia đình ngày một tốt hơn. Mặc khác không phải đi “vay nóng” của tín dụng đen ngoài xã hội nên rất an tâm về tư tưởng, phấn đấu làm ăn, tạo việc làm và tăng thu nhập gia đình”.